Xây dựng chiến lược Marketing Thương mại điện tử không phải là chuyện một sớm một chiều mà là một quá trình liên tục. Một chiến lược Marketing thành công phải bắt đầu từ mục tiêu kinh doanh của Shop và tận dụng các kênh bán hàng online để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Để xây dựng được một chiến lược Marketing TMĐT được coi là hiệu quả, nhìn chung các Shop cần:
- Xây dựng nhận thức thương hiệu: khiến thương hiệu nổi bật, thu hút và gia tăng lượt tiếp cận cho kênh bán hàng online của Shop
- Cải thiện Tỷ lệ chuyển đổi: tiếp cận đúng tệp khách hàng và gia tăng doanh số bán hàng.
- Tạo sự trung thành của khách hàng: biến khách hàng mới thành khách hàng thân thiết và tạo sự trung thành đối với tệp khách hàng hiện tại
Các Shop trên Shopee có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chiến lược marketing phù hợp nhằm giúp thương hiệu và Shop của bạn nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là 8 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho Shop:
1. Xác định mục tiêu kinh doanh:
Mục tiêu kinh doanh/bán hàng bắt nguồn từ giá trị từ sản phẩm, dịch vụ mà Shop bạn mang lại cho Người mua. Người bán có thể đặt ra mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường dựa trên mô hình SMART với 5 tiêu chí cụ thể sau:
- S – Specific (Cụ thể): xác định rõ các yếu tố who (ai), what (cái gì), where (ở đâu), when (khi nào), and why (tại sao) cho mỗi mục tiêu đặt ra.
- M – Measurable (Có thể đo lường): bao gồm các tiêu chí để đánh giá chính xác mục tiêu đạt được.
- A – Attainable (Có tính khả thi): mục tiêu khả thi mà trên thực tế có thể đạt được
- R – Realistic (Thực tế): Shop có thể đạt được mục tiêu với nguồn lực và tình hình hiện tại không?
- T – Timely (Khả thi về thời gian): đặt thời hạn thực hiện từng mục tiêu.
💡 Mẹo: Để chắc chắn các mục tiêu đã đặt đáp ứng 5 tiêu chí trên, hãy ghi chú lại và thường xuyên kiểm tra, ghi nhớ chúng để nhắc nhở bản thân thực hiện đúng những gì đã định.
2. Đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại của Shop
Sau khi xác định được mục tiêu, Người bán cần theo dõi các chỉ số hoạt động của Shop để tình hình kinh doanh hiện tại như:
- Traffic ngoại và nội sàn
- Tỷ lệ chuyển đổi
- Lượt mua và Lượt click từ quảng cáo
- Tỉ lệ phản hồi và Thời gian phản hồi
- Lượt mua, Lượt xem và Đánh giá của Người mua
💡 Mẹo: Người bán có thể xem các chỉ số này trong Phân tích bán hàng trên Kênh Người Bán và Ứng dụng Shopee.
3. Nghiên cứu khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng
Người mua hiện tại của Shop là ai? Shop có thể tiếp cận đến tệp Người mua tiềm năng nào?”. Hãy đặt khách hàng làm trung tâm và nghiên cứu kỹ tệp khách hàng của Shop nếu muốn mở rộng nếu Shop muốn mở rộng tệp Người mua.
💡 Mẹo: Đánh giá mức độ hài lòng của Người mua là một cách hiệu quả để tham khảo nhu cầu và kỳ vọng của họ về sản phẩm/ Shop. Hãy lịch sự và ứng xử có chừng mực để Shop và sản phẩm có nhiều đánh giá tích cực nhé!
4. Tính toán ngân sách và nguồn lực hợp lý
Xác định những gì bạn mong muốn và hiện có để lên kế hoạch ngân sách và chi tiêu ngắn hạn và dài hạn cho chiến dịch Marketing của Shop.
💡 Mẹo: Người bán có thể sử dụng các tính năng, công cụ Marketing tối ưu trong Kênh Marketing trên Kênh Người Bán và Ứng dụng Shopee.
5. Chọn nền tảng Marketing phù hợp
Nền tảng Marketing có thể là chính là Shop của bạn trên Shopee (thông qua sử dụng Quảng cáo Shopee để kéo traffic nội sàn), trang web hoặc các nền tảng mạng xã hội của Shop (sử dụng Quảng cáo Facebook, Quảng cáo Google và các nền tảng ngoại sàn khác).
Người bán có thể sử dụng 1 hoặc kết hợp nhiều nền tảng khác nhau để thực hiện chiến dịch Marketing và Quảng cáo. Hãy dựa vào ngân sách, tệp Người mua và các nguồn lực sẵn có để quyết định nền tảng phù hợp với chiến lược của bạn.
6. Lên kế hoạch thực hiện
Sau khi khi hoàn tất các bước trên, Người bán nên cân nhắc cách sử dụng các nền tảng Marketing. Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh và nền tảng bạn đã chọn.
Khi lên chiến lược cụ thể cho từng nền tảng, hãy đặt thời hạn hoàn thành cho bạn và cân nhắc các điểm sau:
- Mục tiêu bạn muốn đạt là gì?
- Bạn sẽ tập trung vào nền tảng, kênh và các hoạt động Marketing nào?
- Ai là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động Marketing?
- Tần suất thực hiện các hoạt động Marketing?
- Bạn sẽ theo dõi quá trình hoạt động như thế nào?
- Làm thế nào để đánh giá hiệu quả các hoạt động Marketing đã chạy?
7. Theo dõi hiệu quả hoạt động
Shop có đang đi đúng hướng và mục tiêu hay không? Hãy theo dõi, kiểm tra tiến trình hoạt động thường xuyên và xác định các cơ hội đạt được và rào cản gặp phải. Có thể Shop sẽ cần phải điều chỉnh mục tiêu đã đặt ra để đảm bảo tính thực tế và khả thi của chiến lược Marketing.
Hãy tìm kiếm các nguồn lực, tận dụng cơ hội và sử dụng các công cụ/ tính năng để duy trì mục tiêu của Shop.
💡 Mẹo: Sử dụng tính năng Hiệu quả hoạt độngtrên Kênh Người Bán và Ứng dụng Shopee để theo dõi hoạt động của Shop.
8. Tối ưu và điều chỉnh chiến lược hợp lý
Tối ưu Shop là quá trình liên tục đánh giá và thực hiện các điều chỉnh để cải thiện doanh số bán hàng. Lấy các chỉ số hoạt động tốt của Shop làm điểm khởi đầu và chỉnh sửa chiến lược Marketing theo các chỉ số đó.